Những đóng góp to lớn của giải pháp kiến trúc xanh:
1. Về kinh tế: lợi ích đầu tiên đó là chi phí vận hành công trình khi sử dụng sẽ giảm hơn hẳn. Chi tiết hơn là: các hóa đơn giảm đáng kể như nước, điện, rác thải. chi phí vận hành….cũng như thu hồi vốn rất nhanh số tiền đầu tư ban đầu để xây dựng. So với các công trình thông thường, công trình xanh lại có tính vững bền và lâu dài, nên giá trị của tài sản ngày càng tăng chứ không có giảm. Chính vì vậy các chủ sở hữu đang dần nghiêng hướng về phía công trình xanh.
3. Về tinh thần: con người ai cũng thích sự trong lành, tươi mới và thuần khiết của thiên nhiên hơn là không khí ngột ngạt, đầy khói bụi của thành phố. Việc phát triển các công trình xanh trong đô thị giúp con người trở nên gần gũi với thiên nhiên, lọc bớt khí, mang đến tinh thần thoải mái, yên bình khi được tiếp xúc với các mảng xanh tươi mát. Kiến trúc xanh có lợi cho sự giải tỏa căng thẳng. giúp tinh thần con người tươi mới, năng động và hạnh phúc hơn.
Xu hướng kiến trúc xanh phát triển như thế nào trên thế giới?
Các chuyên gia trên toàn thế giới đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để thực hiện các cuộc nghiên cứu, thảo luận, trao đổi về xu hướng, sự phát triển và ảnh hưởng của kiến trúc xanh đến môi trường. Thông qua các kết luận dựa trên thực tế, chứng minh rằng kiến trúc xanh đã tác động tích cực đến không chỉ là thiết kế, thi công mà còn tạo ra được sự phát triển vững bền, chắc chắn cho môi trường xây dựng. Song song đó, nhàng công nghiệp xây dựng phát triển mạnh mẽ đi kèm với ý thức ngày một tiến bộ của con người mà các sản phẩm cũng như dịch vụ xanh được thúc đẩy mạnh mẽ sáng tạo, đổi mới và cải tiến hơn.
Theo như số liệu nghiên cứu năm 2012 – 2015, công trình xanh có sự tăng mạnh về số lượng, lến đến hơn 60%. Điều này cho thấy các nhà phát triển bất động sản và những công ty xây dựng đang dần chuyển hướng đầu tư qua cho các công trình xanh, dự đoán trong tương lai còn tiếp tục phát triển công trình xanh hơn nữa. Điều đáng mừng là xu hướng này được tăng trưởng trên toàn thế giới.
Nhờ vào một yếu tố cực kỳ quan trọng đó chính là nhận thức của xã hội đang ngày càng tốt hơn ở mọi tầng lớp. Đây chính là tác nhân góp phần rất lớn vào sự phát triển của kiến trúc xanh. Mà thành phần đóng góp nhiều nhất là các kiến trúc sư, công ty thi công, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình. Họ đã và đang nhận ra mình không chỉ là đang đi theo xu hướng mà còn hiểu được kiến trúc xanh quan trọng như thế nào.
Theo như hầu hết các bản khảo sát và báo cáo, khẳng định rằng kiến trúc xanh chính là hướng đúng đắn để các công ty xây dựng đi theo và phát triển. Nhất là trong những năm trở lại đây, kiến trúc xanh đã trở thành yếu tố có ảnh hưởng quan trọng và là nhu cầu thiết yếu của thị trường. Vì vậy, đòi hỏi các thiết kế và cả xây dựng phải luôn đảm bảo an toàn, hiệu quả về cảnh quan, môi trường, năng lượng…
Để khuyến khích phát triển hơn nữa kiến trúc xanh cũng như tôn vinh các công trình tiêu biểu, trên thế giới ra đời nhiều hệ thống để đánh giá mức độ đóng góp của công trình xanh cho môi trường và xã hội như:chất lượng tiện nghi, phần trăm sử dụng năng lượng và nước…
Áp dụng kiến trúc xanh cải thiện môi trường ở Việt Nam như thế nào?
Nhu cầu thực tiễn
Trong bối cảnh khí hậu biến đổi ngày càng nghiêm trọng dẫn đến năng lượng suy kiệt, các nước như Việt Nam đang được xem là môi trường lý tưởng để phát triển công trình xanh. Các công nghệ hiện đại với vật liệu xây dựng tiên tiến đang được phát triển một cách choáng ngợp. Tuy nhiên, vẫn còn những lỗ hổng lớn và chưa được linh hoạt, phù hợp riêng với điều kiện của từng quốc gia.
Ứng dụng công trình xanh thời gian qua
Năm 2007, cả chính phủ lẫn các khu vực tư nhân đều ủng hộ công trình xanh, vì Việt Nam bị dự đoán là một trong những nước sẽ chịu nhiều rủi ro nhất gây ra bởi biến đổi khí hậu trọng vòng 30 năm tới. Cho đến hiện nay, Việt Nam đã có được sự đánh giá của quốc tế và được cấp chứng chỉ cho các công trình xanh như là: LEED của “Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ”, LOTUS của “Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam”…và nhiều hơn nữa.
Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để tìm hướng đi đúng đắn cho kiến trúc xanh. Trong có mối quan tâm hàng đầu là phải hợp lý và áp dụng được cho các điều kiện về văn hóa, kinh tế, khí hậu… của riêng từng vùng miền. Ví dụ như khí hậu nước ta thì mùa đông lạnh, độ ẩm cao, còn mùa hè lại quá nóng bức với bức xạ lớn, đặc biệt là ở miền Bắc. Còn miền Nam thì đa phần là thời tiết nóng nực chứ ít khi nào bị rét đậm. Vì vậy, tùy theo từng vùng, từng đặc điểm khí hậu mà có sự phát triển khác nhau cho công trình xanh.
Một số bất cập
Đất nước ta dù đang phát triển nhưng vẫn còn nghèo hơn so với nhiều nước khác trong khu vực, nên các công trình xanh cũng phải phù hợp với kinh tế. Chú ý phát triển các nguồn lực tại chỗ, các giải pháp đơn giản, phù hợp trình độ xây dựng riêng của từng khu vực để có giá thành hợp lý và người dân có đủ khả năng chi trả. Đặc biệt là nông thôn, khu vực có nhiều giá trị bản địa và đời sống người dân chưa được dư dả lắm.
Cần sự quan tâm phối hợp từ cơ quan chức năng
Dựa trên sự phát triển của các công trình xanh trên thế giới, có thể nhận định một điều rằng: công trình xanh nên được tiếp nhận và áp dụng trên nhiều khía cạnh sao cho phù hợp với xã hội, môi trường, kinh tế và văn hóa của Việt Nam. Công trình xanh không những là giải pháp riêng cho mỗi quốc gia nào mà nó còn là hước đi để góp phần giải quyết các vấn đề tiều cực về môi trường trong phạm vi toàn cấu.